8 nguyên tắc quản lý chất lượng

0
378
8 nguyên tắc quản lý chất lượng
8 nguyên tắc quản lý chất lượng

Mỗi doanh nghiệp thành công đều dựa vào nguyên tắc chất lượng, nếu bạn muốn chất lượng ổn định, bạn cần có một chiến lược thông minh. 8 nguyên tắc Quản Lý Chất Lượng là nền tảng của ISO 9001 xây dựng nên, đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng và là yếu tố cần thiết cho bất kỳ chương trình chất lượng nào. Đối với các doanh nghiệp tổ chức đang tìm cách cải thiện hiệu suất hiệu quả của họ, những nguyên tắc này sẽ hướng bạn đi đúng hướng về quản lý chất lượng.

Quản lý chất lượng là gì?

Quản lý chất lượng là hành động giám sát tất cả các hoạt động và nhiệm vụ phải được hoàn thành để duy trì mức độ xuất sắc mong muốn. Điều này bao gồm việc xác định chính sách chất lượng, tạo và thực hiện lập kế hoạch và đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến chất lượng.

Để có thể quản lý chất lượng sản phẩm hiệu quả, doanh nghiệp cần phải triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng điển hình như TQM hay phổ biến hơn ngày nay là ISO 9001, ISO 22000 tùy thuộc vào ngành hàng và định hướng của doanh nghiệp.

8 nguyên tắc quản lý chất lượng

8 nguyên tắc quản lý chất lượng

Nguyên tắc 1 : Tập trung vào khách hàng

Nguyên tắc đầu tiên và cũng là quan trọng nhất vì một số ý cho rằng một doanh nghiệp sẽ không còn tồn tại nếu không có những khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp nên cố gắng hiểu khách hàng tiềm năng và những khách hàng mới, để đáp ứng điều kiện tốt nhất các yêu cầu và mong đợi của khách hàng.

Lợi ích của việc giữ mối quan hệ tốt với khách hàng bao gồm tăng thị phần và tăng doanh thu, cũng như cải thiện lòng tin của khách hàng. Nếu doanh nghiệp được coi là hiểu biết và lựa chọn phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng thì sự thành công trong kinh doanh của bạn gần như được đảm bảo, vì vậy doanh nghiệp nên chú ý kỹ tới nguyên tắc này.

Nguyên tắc 2: Lãnh đạo

Nguyên tắc này được coi là sự tán dương ưu điểm của cấp lãnh đạo với lối chỉ đạo có mục đích và thống nhất. Các nhà lãnh đạo có trách nhiệm tạo ra một môi trường kinh doanh hiệu quả và tiến bộ. Họ cũng chịu trách nhiệm đảm bảo rằng những nhân sự mới trong tương lai sẽ duy trì bầu không khí đó.

Việc thực hiện nguyên tắc này tại nơi làm việc của doanh nghiệp phù thuộc với việc có một tầm nhìn đã được thiết lập cho doanh nghiệp, cũng như các nhà lãnh đạo để chỉ đạo cho các thành viên còn lại để hiểu được vấn đề trong doanh nghiệp. Dành thời gian làm những việc này thì sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và năng cao hiệu xuất công việc trong tương lai để cạnh tranh với những đối thủ của doanh nghiệp.

Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người

Doanh nghiệp của bạn sẽ chẳng đi đến đâu nếu không có khách hàng tiềm năng, cũng như sẽ không tiến xa được nếu không có đội ngũ nhân viên tâm huyết, đa kỹ năng, cân bằng. Nhân viên ở mọi cấp độ của tổ chức đều rất quan trọng đối với sự thành công của tổ chức và nguyên tắc này sẽ nhân ra điều đó.

Là một nhà tuyển dụng, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng nhóm của bạn được thúc đẩy và gắn kết, không chỉ có trách nhiệm trong công việc mà phải có trách nhiệm đối với doanh nghiệp. Nhân viên cần hiểu được tầm vai trò của họ đối với doanh nghiệp, cũng như chịu trách nhiệm về bất kỳ vấn đề nào cản trở ảnh hưởng tới công việc.

Nguyên tắc 4: Cách tiếp cận quá trình

Cách tiếp cận quá trình là tất cả về hiệu quả. Đó là sự nhất quán và hiểu rằng các quy trình tốt cũng giúp thúc đẩy nhanh các hoạt động. Các quy trình tuyệt vời giúp giảm các chi phí, cải thiện tính nhất quán, loại bỏ lãng phí và thúc đẩy cải tiến liên tục.

Nguyên tắc 5: Cách tiếp cận hệ thống để quản lý

Hiểu và quản lý các quy trình bằng một hệ thống sẽ giúp cho doanh nghiệp rõ ràng giúp hợp lý hóa hoạt động kinh doanh của bạn. Bằng cách đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm đang tập trung đúng mức vào các nhiệm vụ chính, loại bỏ được các chi phí, thời gian, công sức để phát triển doanh nghiệp.

Cách tiếp cận có hệ thống giúp mọi cá nhân có quyền truy cập vào các giai đoạn nào trong tiến trình công việc. Ngoài ra, tạo niềm tin với khách hàng tiềm năng và thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp, tạo lợi ích hai bên đều có lợi.

Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục

Một doanh nghiệp phải luôn thúc đẩy cải tiến, tiến bộ liên tục mục tiêu lâu dài của bất kỳ tổ chức thành công nào. Hãy xem các tổ chức thịnh vượng hàng đầu thế giới, bạn hãy nhìn vào đội ngũ làm việc tận tâm, cống hiến hết mình luôn thúc đẩy cải tiến liên tục. Cam kết khi cải tiến cho phép bạn trở thành người dẫn đầu trên thị trường, vì bạn sẽ là người thiết lập chương trình nghị sự, thay vì bắt kịp đối thủ cạnh tranh.

Nguyên tắc 7: Cách tiếp cận thực tế để ra quyết định

Quyết định hiệu quả dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. Khi đưa ra quyết định, người ta phải dựa trên phân tích tất cả các thông tin có thể truy cập, hiện tại và đã được xác minh. Mức độ của các quyết định được đưa ra phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của dữ liệu. Với mục đích này, doanh nghiệp nên thiết lập các hệ thống thu nhập, đăng ký, chuẩn bị và lưu trữ các dữ liệu khác nhau, trong đó có tính thống kê.

Nguyên tắc 8: Mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một doanh nghiệp và các nhà cung cấp tạo sự phụ thuộc lẫn nhau, mối quan hệ hợp tác sẽ có lợi ích và nâng cao giá trị của cả hai. Tổ chức lựa chọn các nhà cung cấp uy tín và thích hợp. Phải lập mối quan hệ hợp tác lâu dài cùng có lợi và hệ thống thông báo và hỗ trợ dựa trên lợi ích chung với họ.

Chất lượng mà nhà cung cấp quyết định đến là chất lượng của sản phẩm của doanh nghiệp. Với việc nhà cung cấp phải đặt cơ sở cho mối quan hệ đối tác trên cơ sở trao đổi thông tin cởi mở và sự tin cậy lẫn nhau, cũng như chia sẻ cả lợi ích và rủi ro. Việc xác định và lập hồ sơ các nhà cung cấp yêu cầu, phân loại họ và trao đổi thông tin mở là điều cần thiết.

Trên đây là 8 nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015, các nguyên tắc này được thiết kế để làm cơ sở cho một loạt các tiêu chuẩn phụ khác như Thực hành tốt sản xuất (GMP), thực hành lâm sàng tốt (GCP) và thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP).

Các tên gọi khác của 8 quy tắc quản lý chất lượng

8 quy tắc quản lý chất lượng còn được gọi dưới nhiều cách khác nhau như 8 quy tắc của ISO 9001, 8 quy tắc của QMS, nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO, 8 nguyên tắc tqm…

Vừa rồi là những chia sẻ của iRTC về chủ đề 8 nguyên tắc quản lý chất lượng. Hi vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu thêm về quản lý chất lượng trong sản xuất. Để được tư vấn thêm chi tiết về các khóa đào tạo liên quan tới quản lý chất lượng cũng như các chương trình tư vấn về các tiêu chuẩn quốc tế, quý đọc giả hãy liên hệ trực tiếp tới Hotline 0902 419 079.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here