CEO là gì? CEO cần những kỹ năng gì?

0
544
CEO cần những kỹ năng gì
ceo-can-nhung-ky-nang-gi

Được ví như vị thuyền trưởng dẫn dắt cả con thuyền, CEO nắm vị trí rất quan trọng tới sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp. Trong bài viết này, đọc giả sẽ được cùng tìm hiểu về CEO là gì và những kỹ năng cần có ở một CEO.

CEO là gì?

CEO cần những kỹ năng gì

CEO là viết tắt của “Chief Executive Officer” hay còn được gọi là giám đốc điều hành. Đây là chức vụ trực tiếp chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành doanh nghiệp. Tùy từng quy mô, đặc điểm và ngành hàng thì CEO sẽ có những công việc và trách nhiệm khác nhau. Tại nhiều doanh nghiệp, CEO cũng chính là chủ tịch hội đồng quản trị.

Thông thường, nhiệm vụ chính của CEO là quản lý hoạt động kinh doanh của công ty, đề xuất và theo dõi chiến lược của công ty, quản lý các tài nguyên của công ty, đảm bảo công ty phát triển và đạt được những mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Mặc dù nắm chức vụ quản lý điều hành cao nhất nhưng các quyết định của CEO cần phải được sự thông qua của hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Ngoài ra, CEO cũng chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

CEO cần những kỹ năng gì?

Một số kỹ năng quan trọng cần có ở một CEO:

  • Kỹ năng lãnh đạo: lãnh đạo nhân viên tốt, lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp, tạo mối liên kết tốt với nhân viên trong doanh nghiệp.
  • Quản trị chiến lược: xây dựng chiến lược phù hợp và theo dõi hoạt động của công ty.
  • Quản trị tài nguyên: Tài nguyên của doanh nghiệp không chỉ là hàng hóa, vật tư, nguyên liệu mà còn là thời gian, tài chính, nhân viên.
  • Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình: Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình sẽ giúp CEO có thể giao tiếp thuận lợi với nhân viên, đối tác, trình bày và báo cáo với Hội đồng quản trị.
  • Kỹ năng quản trị rủi ro: Dù luôn được đề phòng nhưng các rủi ro trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp luôn có thể diễn ra bất cứ khi nào. Kỹ năng quản trị rủi ro sẽ giúp CEO có thể quản lý và giải quyết rủi ro khi sảy ra một cách hiệu quả.
  • Khả năng sáng tạo: Khả nang sáng tạo sẽ giúp CEO có thể tìm ra những giải pháp đột phá, hướng đi sáng tạo trong hoạt động kinh doanh.
  • Kỹ năng tổ chức: kỹ năng tổ chức giúp CEO phân tích và xác định các mục tiêu và từ đó có thể sắp xếp các hoạt động, phân chia tài nguyên và nhiệm vụ, quản lý thời gian và đảm bảo các hoạt động được thực hiện có hiệu quả, đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • Kỹ năng chịu áp lực: là vị trí đứng đầu doanh nghiệp, áp lực đè lên vị trí CEO tỉ lệ thuận với quy mô của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng lớn thì áp lực càng cao và thường tỷ lệ thuận với thu nhập của vị trí CEO.

Ngoài những kỹ năng trên, CEO cần trau dồi thêm các kỹ năng riêng biệt tùy vào ngành hàng và mô hình của doanh nghiệp.

Sự khác biệt giữa CEO nước ngoài và CEO Việt ở hiện tại

Tại các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, ta có thể thấy vị trí CEO thường là người nước ngoài đặc biệt là phương Tây. Điểm chung của các CEO nước ngoài đó là được đào tạo bài bản ngay từ đầu, tính tập trung vào công tác điều hành quản lý cao, họ hướng tới xây dựng một tổ chức minh bạch, chuyên nghiệp Với họ, vị trí CEO là vị trí làm thuê.

Tại phần lớn các doanh nghiệp Việt và gốc Á, CEO thường chính là chủ sở hữu doanh nghiệp, họ thường là người đặt những viên đá đầu tiên cho doanh nghiệp và giữ vị trí thuyền trưởng trong nhiều năm dài. Các CEO Việt thường ít xuất thân từ môi trường quản trị bài bản từ ban đầu mà dựa trên những kinh nghiệm được tích lũy trong nhiều năm lèo lái doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp Việt mới thành lập, không hiếm gặp các trường hợp các “kỹ sư” bồi dưỡng thêm năng lực điều hành quản lý để có thể đảm đương vai trò CEO.

Trong những năm gần đây, có một bộ phận không nhỏ thế hệ con cháu của những chủ doanh nghiệp được du học để trở thành người kế nhiệm trong tương lai. Tuy nhiên sau khi quay về tiếp nhận từ thế hệ trước thì lại gặp khó khăn sự khác biệt giữa kiến thức được học và môi trường làm việc hiện tại. Ngoài ra, tư duy khó chấp nhận cái mới, nhân sự tuổi đời còn trẻ của lớp quản lý hay hội đồng quản trị cũng có thể gây khó khăn ít nhiều cho thế hệ này. Thậm chí, lớp lãnh đạo ban đầu còn có thể trực tiếp can dự vào doanh nghiệp khi không đồng tình với cách làm của nhà lãnh đạo mới.

Lộ trình trở thành một CEO

Để có thể trở thành CEO, một người bình thường có thể cần từ 16 – 25 năm không ngừng làm việc, học tập, phát triển bản thân và mở rộng các mối quan hệ và không phải ai cũng có đủ các yếu tố để phù hợp trở thành một CEO. Thời gian này cũng có thể ngắn hơn hay dài hơn phụ thuộc vào cáo yếu tố như bệ đỡ từ gia đình, các mới quan hệ, năng lực, khả năng tiếp cận với kiến thức từ sớm, năng lực bản thân,…

Cần hiểu rằng CEO không phải vị trí mà bất cứ ai cũng có thể làm được do đó rất khó để có thể đưa ra một lộ trình để trở thành một CEO cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên tới kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và từng cộng tác với các doanh nghiệp, chúng tôi xin được đưa ra được lộ trình giúp bạn đọc có thể đạt được những yêu cầu của một CEO.

Đầu tư cho kiến thức

Một trong những yếu tố đầu tiên cần phải có ở một CEO đó chính là kiến thức. Các bạn trẻ có thể theo học tại các trường đại học hay cao đẳng ở các chuyên ngành như Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Marketing và các nhóm ngành kinh tế khác vì những ngành này sẽ đem lại những kiến thức về quản lý rất tốt cho người học.

đầu tư vào kiến thức

Ngoài ra, các CEO tương lai cũng cần nghiên cứu thêm kiến thức về đầu tư, tài chính, nhân sự để có những hành trang phù hợp. Với những CEO tương lai đã có định hướng trong tương lai (nối nghiệp gia đình) thì có thể trang bị thêm từ sớm cho mình những kiến thức về chuyên môn ngành hàng.

Rèn luyện những kỹ năng mềm

Một số kỹ năng mềm rất cần thiết với một CEO:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng thuyết phục
  • Kỹ năng đàm phán
  • Kỹ năng giám sát
  • Kỹ năng huấn luyện nhân viên
  • Kỹ năng lãnh đạo
  • Kỹ năng xây dựng quy trình
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề

Các kỹ năng này ngoài việc học thì còn cần được trau dồi và luyện tập qua thời gian dài. Đa phần các CEO sẽ học và trau dồi các kỹ năng này trong quá trình làm việc từ cấp độ nhân viên cho tới quản lý và các cấp độ cao hơn.

Xây dựng các mối quan hệ

Việc xây dựng các mối quan hệ tốt và rộng sẽ giúp CEO tương lai có khả năng nắm bắt được nhiều cơ hội hơn, nắm bắt thông tin nhanh chóng hơn, tạo thê nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.

CEO cần xây dựng các mối quan hệ

Điểm chung của Các CEO cũng như các quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp và tổ chức đó là họ có một hệ thống các mối quan hệ rộng lớn và có thể hỗ trợ họ rất tốt trong công việc.

Tự xây dựng một lộ trình và theo đuổi lộ trình

Để có thể lên tới chức vụ CEO, bạn cần có một lộ trình phát triển rõ ràng với từng giai đoạn cụ thể. Mỗi giai đoạn, bạn sẽ cần đặt ra cho mình những mục tiêu cần đạt được và bám theo nó. Trong suốt quá trình, đôi lúc bạn sẽ có những sai lầm cần rút kinh nghiệm cũng như những cơ hội để có thể tạo nên sự nhảy vọt trong sự nghiệp.

Hành trình trở thành một CEO là một hành trình dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực, kiên định, cố gắng cũng như đánh đổi để có thể đạt được thành tựu.

Lời kết

CEO là một vị trí cấp cao hàng đầu của các doanh nghiệp với mức lương rất cao. Tuy nhiên, để có thể đảm nhận vị trí này thì cá nhân cần có năng lực thực sự, bản lĩnh, kinh nghiệm và một lộ trình phát triển năng lực phù hợp. Hi vọng những chia sẻ vừa rồi có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về vị trí CEO cũng như những kỹ năng cần có của một CEO.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here