Chi phí chất lượng là một chi phí quan trọng chiếm 35% giá trị doanh thu của một doanh nghiệp, chất lượng có tốn chi phí hay không hoặc là có thể miễn phí, tất nhiên là không rất tốn kém hơn là đằng khác, vậy CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG LÀ GÌ? Nó đến từ đầu, làm thế nào để giảm thiểu lại chi phí để giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hãy cùng TQMI giải quyết vấn đề này dưới bài viết sau đây nhé!!
Chi phí chất lượng là gì
Chi phí chất lượng (Costs of Quality) được hiểu là tất cả chi phí liên quan đến việc đảm bảo rằng các sản phẩm đưa ra phải đều chất lượng. Chi phí chất lượng mang lại cho các nhà sản xuất cơ hội để phân tích và do đó cải thiện hoạt động của họ.
Chi phí thể hiện qua hai yếu tố chính:
Chi phí chất lượng tốt (CoGQ)
Là chi phí liên quan đến việc ngăn ngừa, phát hiện và khắc phục các vấn đề liên quan đến chất lượng của sản phẩm. Chi phí chất lượng tốt không chỉ đơn giản là nâng cấp giá trị cảm nhận của sản phẩm lên một tiêu chuẩn cao hơn. Thay vào đó, chất lượng liên quan đến việc tạo ra và cung cấp một sản phẩm đáp ứng mong đợi của khách hàng.
Chi phí chất lượng kém (CoPQ)
Được định nghĩa là chi phí liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ kém chất lượng cho khách hàng. Nói cách khác, nó là toàn bộ tổn thất tài chính mà công ty phải gánh chịu do thực hiện những điều không đúng. Ví dụ như phế liệu, làm lại, sửa chữa, bảo hành hỏng hóc.
Tổng quan, chi phí Chất lượng được biểu thị qua phương trình cơ bản dưới đây:
CoQ = CoGQ + CoPQ
Phân loại các chi phí liên quan đến chất lượng
Chi phí chất lượng có bốn thành phần chính nằm giữa hai nhóm chất lượng “ tốt” và “kém”. Bao gồm phòng ngừa,thẩm định, lỗ nội bộ và hỏng hóc bên ngoài. Trong đó, chi phí phòng ngừa và thẩm định được đánh giá thuộc nhóm chi phí chất lượng tốt, còn 2 chi phí còn lại thuộc nhóm chi phí của chất lượng kém.
Chi phí phòng ngừa
Là chi phí phát sinh để đảm bảo rằng các lỗi được giảm thiểu và ngăn ngừa ở giai đoạn đầu. Các hoạt động phòng ngừa là hiệu quả nhất giúp ngăn ngừa một số thiết bị lỗi ở giai đoạn sớm nhất giúp tiết kiệm được thời gian, tiết kiệm được lao động và chi phí sản xuất. Các chi phí này thường bao gồm: đánh giá sản phẩm mới, lập kế hoạch chất lượng, khảo sát nhà cung cấp, đánh giá khả năng xử lý, cải tiến được dự án, giáo dục và đào tạo, kiểm lỗi, CMMS – một phần mềm giúp quản lý bảo trì thiết bị, kiểm toàn, lập kế hoạch kiểm tra.
Chi phí thẩm định
Là chi phí phát sinh để xác định sản phẩm bị lỗi trước khi xuất xưởng. Chúng bao gồm các chi phí phát sinh khi kiểm tra nguyên vật liệu thô, sản phẩm dở dang và thành phẩm. Kiểm tra đầu vào và nguồn gốc của vật liệu đã mua, kiểm tra trong quá trình cuối cùng, kiểm tra sản phẩm quy trình hoặc dịch vụ, hiệu chuẩn thiết bị đo lường và thử nghiệm, vật tư và vật liệu liên quan.
Chi phi lỗi nội bộ
Phát sinh để khắc phục các lỗi được phát hiện trước khi sản phẩm hoặc dịch vụ được giao cho khách hàng. Các chi phí này xảy ra khi kết quả công việc không đạt tiêu chuẩn chất lượng và được phát hiện trước khi chuyển giao cho khách hàng. Bao gồm: việc lãng phí, phế liệu, làm lại hoặc sửa chữa, phân tích lỗi
Chi phí hỏng hóc bên ngoài
được phát sinh để khắc phục các lỗi do khách hàng phát hiện ra. Những chi phí này xảy ra khi sản phẩm hoặc dịch vụ không đạt tiêu chuẩn chất lượng thiết kế, không được phát hiện cho đến khi chuyển giao cho khách hàng. Bao gồm: sửa chữa và bảo dưỡng, yêu cầu bảo hành, khiếu nại, trả hàng.
Phương trình mở rộng của chi phí chất lượng
Qua việc phân tích cụ thể 4 loại chi phí trên, chúng ta có thêm một phương trình mở rộng như sau:
COQ = (PC + AC) + (IFC + EFC)
Chi phí chất lượng tốt là tổng chi phí phòng ngừa và chi phí thẩm định:
(CoGQ = PC + AC)
Chi phí cho chất lượng kém là tổng chi phí lỗi bên trong và bên ngoài:
(CoPQ = IFC + EFC)
Tham khải chi tiết tại đây.
Tầm quan trọng của việc kiểm soát chi phí chất lượng
Chi phí để thực hiện một công việc có chất lượng, tiến hành cải tiến chất lượng đạt được các mục tiêu phải được quản lý cẩn thận sao cho chất lượng đạt được hiểu quả lâu dài là điều mà tổ chức mong muốn.
Các chi phí là thước đo thực lực của nỗ lực chất lượng và chúng được xác định tốt nhất từ việc phân tích chi phí chất lượng. Chi phí chất lượng cũng là một công cụ truyền thông quan trọng. Philip Crosby đã chứng minh nó có thể là một công cụ mạnh mẽ để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng.
Nhiều tổ chức sẽ có chi phí thực sự liên quan đến chất lượng cao tới 15 – 20% doanh thu bán hàng, một số có thể lên tới 40% tổng hoạt động. Một nguyên tắc chung là chi phí chất lượng kém trong một công ty đang phát triển mạnh sẽ chiếm khoảng 10 – 15% hoạt động. Các chương trình cải tiến chất lượng hiệu quả có thể làm giảm đáng kể điều này, do đó đóng góp trực tiếp vào lợi nhuận.
Hệ thống chi phí chất lượng , khi đã thiết lập, phải trở nên năng động và có tác động tích cực đến việc đạt được sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp hướng đến.
Các công ty nên chủ động trong việc quản lý chi phí chất lượng và đầu tư nhiều vào chi phí phòng ngừa và thẩm định để giảm rủi ro và hư hỏng bên ngoài.
Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho quý bạn đọc. Để được tư vấn thêm về khóa học về quản lý chất lượng phù hợp, bạn đọc có thể để lại thông tin liên lạc ngay cuối bài viết hoặc trực tiếp liên hệ Hotline 0902 419 079.