Nếu bạn đang tìm hiểu về công việc QC hoặc có nguyện vọng làm QC thì chắc hẳn rằng những thông tin của bài viết chia sẻ kinh nghiệm làm QC dưới đây của TQMI sẽ vô cùng hữu ích. Những kinh nghiệm này được tổng hợp từ những người có nhiều năm làm nghề trong lĩnh vực kiểm soát chất lượng (QC).
Tổng quan về nghề QC
Nhân viên QC là gì?
Nhân viên QC là người kiểm soát chất lượng sản phẩm, công việc của QC là thường xuyên kiểm tra và đánh giá sản phẩm để đảm bảo sản phẩm tới tay người tiêu dùng đảm bảo chất lượng, đáp ứng các yêu cầu từ người tiêu dùng.
Việc làm của QC sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra và xử lý được những sản phẩm lỗi, chưa đạt yêu cầu để loại bỏ hoặc khắc phục trước khi sản phẩm được bán ra thị trường.
Nhân viên QC có mấy dạng?
Thông thường thì nhân viên QC được chia làm 3 dạng đó là:
- Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu vào.
- Nhân viên kiểm soát chất lượng quy trình.
- Nhân viên kiểm soát chất lượng đầu ra.
Nhân viên QC làm gì trong doanh nghiệp
Với mỗi dạng QC và đặc thù doanh nghiệp thì QC sẽ có những vai trò và nhiệm vụ riêng tuy nhiên nhìn chung thì QC sẽ có những vai trò chính như sau:
- Triển khai kiểm tra chất lượng sản phẩm và báo cáo công việc theo tuần, tháng, quý, năm.
- Làm việc với các bộ phận liên quan để khắc phục và xử lý các lỗi sai, chưa đạt chuẩn của sản phẩm.
- Phát hiện, phân loại và đánh giá các sản phẩm không đạt chất lượng và báo cho các bộ phận liên quan để xử lý.
- Đề xuất các phương án và ý tưởng để xử lý các sai sót về nguyên liệu, lỗi của sản phẩm với bộ phận QA.
Chia sẻ kinh nghiệm làm QC
Để giúp bạn đọc hình dung được tốt hơn về QC cũng như có những kinh nghiệm làm QC thì TQMI xin được chia sẻ những kinh nghiệm như sau.
Hiểu rõ bản chất công việc
QA và QC là 2 công việc có tính chất hoàn toàn khác nhau và chỉ hỗ trợ qua lại để đảm bảo công việc của 2 bên được thuận lợi và đạt được mục đích chung là chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên phần lớn các công ty không phân biệt rạch ròi giữa QA và QC và quy chụp chung 2 công việc này.
Một cách rành mạch thì mối quan hệ của 2 công việc này như sau:
- QA mang tính chất chỉ huy, là bộ phận chịu trách nhiệm toàn bộ về các tiêu chuẩn và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- QC sẽ thực thi giám sát, kiểm tra và phân loại chất lượng sản phẩm và nguyên liệu theo những tiêu chuẩn, quy trình và hướng dẫn của QA.
Việc hiểu và phân chia rạch ròi bản chất và công việc của QA và QC thì doanh nghiệp có thể xây dựng quy trình làm việc hiệu quả hơn, tối ưu khả năng của QA và QC hơn và đặc biệt là kiểm soát được chất lượng sản phẩm tốt hơn.
Cần nắm vững kiến thức về QC
Để đảm nhận vị trí QC một cách hiệu quả thì kiến thức và kỹ năng về QC là vô cùng cần thiết. Do đó nếu là người mới ra trường hoặc mới chuyển qua làm QC thì việc bổ xung kiến thức về QC sẽ vô cùng quan trọng. Một trong những cách hiệu quả và nhanh chóng để bổ xung kiến thức về QC đó chính là tham gia một khóa đào tạo về QC chuyên nghiệp.
Cần nắm vững kiến thức về từng khâu công việc
Ngoài kiến thức “chấn phái” của QC thì nhân viên QC cũng cần nắm vững kiến thức chuyên biệt của những khâu mình đảm nhận. Việc nắm vững kiến thức này sẽ đảm bảo nhân viên QC sẽ có thể triển khai công việc hiệu quả, đúng hướng và nhanh chóng.
Có ký năng giám sát
Kỹ năng giám sát vô cùng cần thiết với một nhân viên QC bởi họ là người trực tiếp giám sát các công đoạn trong suốt quá trình sản xuất. THông qua quá trình giám sát, QC sẽ có thể phát hiện sản phẩm lỗi hoặc thậm chí những lỗi sai trong quy trình sản xuất để có thể kịp thời đề xuất xử lý.
Có khả năng xử lý sự cố nhanh chóng
Việc sản xuất không thể tránh khỏi những sai sót không mong muốn kể cả từ nguyên nhân chủ quan hay nguyên nhân khách quan. Trong quá trình làm việc thì QC sẽ phát hiện ra những lỗi sai, nguyên liệu kém chất lượng, sản phẩm chất lượng thấp và việc cần làm thường là tì nguyên nhân, báo cáo cấp trên và đưa ra cách giải quyết. Tuy nhiên quá trình này lại tốn nhiều thời gian và có thể gây nhiều hệ lụy như trễ đơn hàng.
Chính vì vậy trong điều kiện cấp bách thì khả năng xử lý sự cố sẽ vô cùng quan trọng và rất có thể đây sẽ yếu tố để những nhà quản lý cấp cao nhìn nhận tốt hơn về năng lực của bạn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng khi sảy ra vấn đề thì bạn luôn cần báo cáo lên cấp trên.
Biết ngoại ngữ là một lợi thế
Việc biết về ngoại ngữ sẽ giúp QC làm việc hiệu quả hơn với cấp trên, nghiên cứu tài liệu, giao tiếp với đối tác, cộng tác cùng các chuyên gia nước ngoài.
Yêu nghề
Tất nhiên rồi, tình yêu với nghề nghiệp sẽ giúp bạn vượt qua thử thách, nỗ lực vượt qua khó khăn và kiên trì với những gì mình đã chọn để có thể đạt được mục tiêu.
Ngoài ra để làm tốt công việc của một QC thì bạn cũng cần có những đức tính như cẩn thận, tỉ mỉ, kiên nhẫn, khả năng hợp tác, quyết đoán, kỷ luật và biết cách quản lý thời gian một cách hiệu quả.
Hi vọng rằng với những chia sẻ kinh nghiệm làm QC vừa rồi, quý đọc giả đã hiểu thêm về QC, biết thêm những kinh nghiệm làm QC. Nếu thấy hay và muốn đọc thêm về các bài viết chia sẻ kinh nghiệm làm QC hoặc những ngành nghề khác thì đừng quên để lại lời nhắn cho TQMI. Nếu thấy bài viết thú vị, hãy nhấn thích và chia sẻ bài viết bạn nhé.