Nếu muốn tiếp cận với sự phát triển của thị trường người tiêu dùng hồi giáo đang ngày càng phát triển thì các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ được các yêu cầu của phân khúc người tiêu dùng này. Nhắc tới thị trường hồi giáo thì Halal Food luôn được nhiều doanh nghiệp Việt đặc biệt hướng tới. Hãy cùng tìm hiểu Halal Food là gì.
Halal Food là gì?
Trong tiếng Ả Rập và trong đạo Hồi, Halal có nghĩa là được phép. Thuật ngữ này thường được dùng để chỉ những vật chất hay hành động được chấp nhận hay được phép theo luật hồi giáo. Trái với Halal, thuật ngữ Haram được dùng để chỉ những vật chất hay hành động không được phép theo luật hồi giáo.
Halal Food là những thực phẩm được phép ăn theo giáo lý của Hồi giáo (Tuân theo luật thực phẩm Islamic Law). Trong hồi giáo thì tất cả thực phẩm đồ uống đều là Halal trừ những thứ bị cấm rõ ràng trong kinh Qur’ran (những thứ bị cấm là Haram). Ngoài ra, những vật hay hành động không được xác định là Halal hay Haram được quy là Mashbooh.
Ngoài ra, tiêu chuẩn Halal với thực phẩm (HAS) được dựa trên các nguyên tắc của HACCP với mục đích đảm bảo tính an toàn, không chứa bất kỳ chất độc hại nào và không tiếp xúc với những thứ bị cấm (Haram) trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Chính vì thế, người tiêu dùng có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng các sản phẩm Halal khi chúng được kiểm soát và đánh giá chặt chẽ về chất lượng và an toàn từ đầu vào, sản xuất cho tới khi đến tay người tiêu dùng.
Sự khác biệt giữa thịt Halal và thịt thông thường
Khi nói tới thực phẩm Halal thì không thể không nói tới thịt Halal, vậy thịt Halal và thịt thông thường khác nhau như thế nào?
Thịt thông thường có thể được sản xuất cũng như chế biến không tuân thủ theo các quy tắc về đầu vào, tôn giáo, tiêu chuẩn nào.
Thịt Halal cần được có nguồn gốc từ các loài động vật được phép, tuân thủ quy tắc trong chăn nuôi và giết mổ, tuân thủ các yêu cầu về tiêu chuẩn trong sản xuất và vận chuyển,…
Chính vì thế, thịt Halal được đánh giá cao hơn về tính chất tôn giáo cũng như tính an toàn cho người dùng.
Tham khảo bài viết: Những hậu quả của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm
Các thị trường lớn của thực phẩm Halal
Chiếm khoảng 25% dân số thế giới, thị trường thực phẩm Halal vô cùng lớn. Dưới đây là một số thị trường lớn của thực phẩm Halal:
- Khu vực Châu Âu: Pháp, Đức, Anh là những nước đông người Hồi Giáo. Số liệu năm 2015 cho thấy tại Châu Âu có trên 15 triệu người Hồi Giáo (chiếm khoảng 4 – 5 % dân số) và lượng người Hồi Giáo tại Châu Âu đang được dự báo sẽ tăng trong những năm sắp tới.
- Khu vực Trung Đông: Với hơn 300 triệu tín đồ, người Hồi Giáo chiếm 90% dân số Trung Đông và chiếm ¼ tổng tín đồ Hồi Giáo toàn cầu.
- Khu vực Châu Á: Với khoảng 1.3 tỷ tín đồ Hồi Giáo, Châu Á là thị trường vô cùng tiềm năng cho thực phẩm Halal.
Cơ hội của doanh nghiệp Việt trong thị trường thực phẩm Halal
Việt Nam là một trong những quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu nông sản, lương thực, thủy sản, và nguyên vật liệu đầu vào cho nhiều ngành chế biến được đánh giá là rất phù hợp với các thị trường Halal. Về địa lý, Việt Nam nằm gần những thị trường tiêu thụ thực phẩm Halal lớn tại Đông Nam Á, Nam Á.
Hiện tại ở Việt Nam, nhu cầu về thực phẩm Halal (Halal Food) đang ngày càng lớn khi cộng đồng người theo Hồi Giáo ngày càng đông. Càng ngày càng có nhiều người Hồi giáo từ nước ngoài tới Việt Nam để làm việc, du lịch và học tập.
Và tất nhiên, để xuất khẩu thực phẩm tới các thị trường tiêu thụ thực phẩm Halal, sản phẩm của doanh nghiệp cần đạt được chứng nhận Halal tương ứng. Để đạt được chứng chỉ Halal, phần lớn các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm sẽ tìm tới dịch vụ tư vấn Halal của một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp.
Cần nhấn mạnh rằng thực phẩm Halal không chỉ là một tiêu chuẩn về thực phẩm chỉ áp dụng với cộng đồng Hồi giáo mà còn là một sự lựa chọn tốt với mọi người dựa trên những tiêu chuẩn về chất lượng và hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm giới hạn. Hi vọng rằng những chia sẻ vừa rồi của TQMI có thể giúp cho quý bạn đọc có thể trả lời được câu hỏi Halal Food là gì?