Môi trường gắn liền với sự sống, nếu không có môi trường thì con người không thể tồn tại được, vậy nên việc bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính mình. Để quản lý môi trường một cách hiệu quả, hệ thống quản lý môi trường EMS đã ra mắt. Đây là hệ thống quản lý môi trường với các chiến lược giúp tổ chức tuân thủ các quy định về môi trường, quản lý một cách hiệu quả về tài nguyên. iRTC sẽ giải đáp vấn đề của bạn ở dưới bài viết.
Hệ thống EMS là gì?
Hệ thống EMS là một hệ thống và cơ sở dữ liệu tích hợp các thủ tục và quy trình đào tạo về nhân sự,về giám sát và tổng kết báo cáo thông tin về kết quả hoạt động của môi trường chuyên biệt cho các bên liên quan của một doanh nghiệp. EMS là viết tắt của Enviromental Management System.
Tiêu chuẩn EMS được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới là của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành với tên gọi là ISO 14001. ISO 14001 đánh giá đánh giá sự phù hợp của Hệ thống quản lý môi trường (EMS) của một tổ chức theo những yêu cầu cụ thể phù hợp với cho từng loại hình hoạt động và kinh doanh khác.
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là một tiêu chuẩn quốc tế dành cho hệ thống quản lý môi trường, được áp dụng với mọi tổ chức không phân biệt quy mô. Tiêu chuẩn này được coi là chuẩn mực, là một định hướng giúp doanh nghiệp quản lý các vấn đề liên quan tới môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình như là giảm thiểu các chất thải công nghiệp thông qua việc vận hành và kiểm soát hệ thống quản lý môi trường có hiệu lực.
Lợi ích của hệ thống EMS
Một số lợi ích điển hình khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường (EMS) điển hình là ISO 45001:
- Đóng vai trò như công cụ cải thiện hiệu suất môi trường và thông tin chủ yếu là thiết kế, kiểm soát ô nhiễm và giảm thiểu chất thải, đào tạo, báo cáo với lãnh đạo cấp cao và hình thành các mục tiêu. Cung cấp sao cho có hệ thống để quản lý các vấn đề môi trường của một tổ chức.
- Nhằm giải quyết các vấn đề nhanh gọn kịp thời và lâu dài của sản phẩm, dịch vụ và quá trình của tổ chức đối với môi trường. EMS hỗ trợ lập kế hoạch, kiểm soát và giám sát của một tổ chức.
- Thống nhất để giải quyết các mối quan tâm về môi trường thông qua việc phân công nguồn lực. Tạo ra sự ủng hộ về môi trường từ cấp quản lý và nhân viên và phân công trách nhiệm giải trình, hiểu được pháp lý và giải quyết và hiểu được tầm quan trọng mục tiêu của sản phẩm hoặc dịch vụ. Tập trung vào việc cải tiến vào hệ thống và cách thức thực hiện các chính sách và mục tiêu để đạt được kết quả mong muốn. Tìm ra việc xem xét và kiểm tra EMS tìm ra các cơ hội trong tương lai.
- Mô hình EMS tuân theo Chu trình Kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động hoặc PDCA. Sơ đồ cho thấy quá trình đầu tiên phát triển một chính sách môi trường, lập kế hoạch EMS, sau đó là thực hiện nó.
- Có nhiều mô hình EMS có sẵn cho loại hình tổ chức khác nhau. Hầu hết EMS sử dụng mô hình Deming – plan – Do – Check – Act (PDCA).
- EMS cũng có thể phân loại là: một hệ thống giám sát, theo dõi và báo cáo thông tin về khí thái, đặc biệt đối với ngành dầu khí. EMS đang trở nên dựa trên wed để đáp ứng quy tắc báo cáo khí nhà kính (GHG) bắt buôc của EPA, cho phép báo cáo qua wed.
- Tạo nền tảng cần thiết để triển khai các công tác HSE tại doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn hướng dẫn EMS của BSI, BS8555, cũng cung cấp cách tiếp cận theo từng giao đoạn để triển khai EMS, hiện đã bị rút lại và thay thế bằng ISO 14005 được cập nhật gần đây.
- Các khía cạnh môi trường được định nghĩa là một yếu tố của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức có tương tác hoặc có thể tương tác với môi trường.
- Tác động môi trường đề cập đến đối với môi trường, dù bất lợi hay có lợi,toàn bộ hoặc một phần ít xuất phát từ các khía cạnh môi trường của một tổ chức doanh nghiệp.
Tại sao doanh nghiệp cần triển khai hệ thống quản lý môi trường?
Tuân thủ nâng cao
Một EMS giúp một doanh nghiệp giải quyết các vấn đề pháp lý của mình một cách có hệ thống và hiệu quả về chi phí. Cách tiếp cận chủ động này có thể giúp giảm nguy cơ không tuân thủ và cải thiện các thực hành về sức khỏe và an toàn cho nhân viên và công chúng.
Đáp ứng các yêu cầu bắt buộc
Với một số ngành hàng đặc thù, việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường là yêu cầu bắt buộc từ phía pháp luật, nhà cầm quyền của nước sở tại. Ngoài ra, một số nhà cung cấp hay khách hàng, đối tác trong chuỗi cung ứng cũng sẽ yêu cầu đối tác của mình có áp dụng hệ thống EMS và được chứng nhận bởi các tổ chức chứng nhận uy tín.
Việc được chứng nhận đạt tiêu chuẩn áp dụng hệ thống EMS cũng giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn rất nhiều khi tham gia các hoạt động đấu thầu đặc biệt là các dự án liên quan tới môi trường.
Bảo tồn tài nguyên
Hệ thống quản lý môi trường giúp xác định những yếu tố tác động đến môi trường, và xây dựng các quy trình nhằm ngăn ngừa hoặc giảm tối đa tác động này.
Khách hàng / thị trường mới
Hệ thống quản lý môi trường là một yếu tố nâng cao hiệu quả Hoạt động, Sản phẩm và Dịch vụ của tổ chức, vì vậy, nó mang lại lợi ích cho toàn tổ chức. Các mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng có thể được cải thiện thông qua việc quản lý thống nhất và giảm thiểu các rủi ro và tác động.
- Hình ảnh nâng cao với công chúng, cơ quan quản lý, người cho vay, nhà đầu tư.
- Nhận thức của người lao động về các vấn đề và trách nhiệm môi trường.
- Tăng hiệu quả / giảm chi phí hoạt động.
- Tinh thần làm việc của nhân viên được nâng cao.
- Cải thiện hiệu suất môi trường.
Với các thông tin trên, trung tâm nghiên cứu đào tạo công nghệ quản lý quốc tế iRTC – Tổ chức đào tạo, tư vấn, chứng nhận ISO hàng đầu Việt Nam hy vọng đồng hành và hỗ trợ Quý doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng, áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý môi trường (EMS). Để được tư vấn thêm về khóa học, bạn đọc có thể để lại thông tin liên lạc ngay cuối bài viết hoặc trực tiếp liên hệ Hotline 0902 419 079.