Các doanh nghiệp luôn có những sản phẩm riêng biệt và sản xuất ra thị trường rất nhiều hàng hóa vậy nên công tác quản lý kho hiện nay luôn là khó khăn đối với doanh nghiệp, bởi lẽ thế các doanh nghiệp không ngại chi lương mạnh tay vào công việc đó.
Có phải bạn đang quan tâm đến việc quản lý kho là gì? Các hoạt động của quản lý kho là như thế nào? Hãy cùng iRTC tham khảo bài MÔ TẢ CÔNG VIỆC QUẢN LÝ KHO ở dưới này nhé!!
Quản lý kho là gì?
Quản lý kho (Warehouse Management) là công việc hoạt động liên quan đến quản lý, bảo quản về số lượng và chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp. Người quản lý sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về hàng hóa như hàng xuất, hàng nhập, hàng tồn, báo cáo những hư hỏng về hàng hóa và sắp xếp hàng hóa,….
Vì vậy, việc quản lý kho cùng quan trọng, không phải là việc khó , nhưng cần tỉ mỉ trong các khâu và đảm bảo về hàng hóa, có khả năng tư duy kho hàng luôn vận hành tốt nhất.
Mô tả công việc quản lý kho phổ biến

Mỗi doanh nghiệp sẽ có hệ thống kho bãi và cách vận hành kho bãi riêng để phù hợp với việc vận hành, tồn kho, quy trình mua hàng, quy trình xuất hàng,… của doanh nghiệp do đó quản lý kho sẽ có mô tả công việc khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung thì Các quản lý kho sẽ có những công việc chính như sau.
Quản lý và Sắp xếp hàng hóa
Trong kho có rất nhiều hàng hóa, mỗi hàng hóa đều có tính chất riêng biệt, phải sắp xếp đúng vị trí của từng hàng, nhóm hàng theo từng dãy để dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm. Đồng thời lập kế hoạch hàng hóa theo hệ thống cập nhật hồ sơ, sơ đồ kho để dễ dàng quan sát và quản lý.
Đảm bảo chất lượng tồn kho
Quản lý kho sẽ phải đi dám sát các loại nguyên liệu và thành phẩm của công ty. Những hàng hóa này có thể được sử dụng cho chính doanh nghiệp, bán lại hoặc cho người khác thuê. Công việc chính của quản lý kho là giám sát nhân viên kho sắp xếp, kiểm kê hàng hóa và báo cáo với cấp trên cũng như những bộ phận khác của công ty.
Theo dõi và giám sát, nhập kế hoạch hàng hóa định kì
Vị trí quản lý kho luôn xuất hiện trong mọi doanh nghiệp thuộc hầu hết các ngành công nghiệp. Nhiệm vụ của họ khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô của công ty, nhưng thường bao gồm những công việc chính như sau:
- Sử dụng các phần mềm theo dõi hàng tồn kho và chuỗi cung ứng để kiểm chính xác lượng hàng còn lại trong kho.
- Tiến hành việc kiểm hàng thường xuyên hoặc theo chu kỳ để nắm vững số hàng hóa sẵn có.
- Đặt hàng từ các doanh nghiệp khác khi lượng hàng trong kho sắp hết.
- Tìm các nguồn cung ứng và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp, giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong chuỗi cung ứng hoặc vận chuyển hàng hóa, loại bỏ các thứ không cần thiết.
- Xuất hàng, giao hàng cho đối tác.
- Tuyển dụng và đào tạo nhân viên kho hàng, thủ kho thành phẩm, thủ kho nguyên liệu,…theo yêu cầu công việc cũng như quy mô và cơ cấu của công ty.
- Nghiên cứu doanh số bán hàng và dự tính được số lượng hàng hóa đi ra thị trường.
Những công việc khác
Còn rất nhiều những công việc khác bạn cần làm tại kho hàng của mình.
Điển hình như:
- Hỗ trợ cung cấp thông tin cho các phòng ban khác (marketing, sale, v.v.) về tình hình kho và thông tin sản phẩm.
- Xử lý các vấn đề nếu có trong việc phát sinh bất ngờ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.
Các tiêu chuẩn trong quản lý kho

Tiêu chuẩn về kiến thức – năng lực
Đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành vào hệ thống kho, các doanh nghiệp luôn đề cập đến kinh nghiệm mà bạn đang có hoặc bằng cấp, các ứng viên phải biết nền tảng về các việc quản lý kho và phần mềm quản lý trong kho để ứng dụng vào công việc và hoàn thành tốt công việc.
Ngoài ra, quản lý kho cũng là người triển khai và duy trì các hệ thống quản lý, các phương pháp quản lý đặc biệt tại kho như ISO, Lean Six Sigma, JIT trong kho, 5S trong quản lý kho, Cross Docking,… do đó người quản lý cũng cần nắm được các kiến thức này.
Tiêu chuẩn về kỹ năng làm việc
Các ứng viên có các kỹ năng nhạy bén về tư duy, nhạy bén với các con số, đây là những yếu tố để trở thành một người quản lý kho giỏi.
Ngoài ra ứng viên còn có các kỹ năng về sự tỉ mỉ, nhạy bén, cẩn thận, có sức khỏe tốt để đảm nhận công việc.
Vậy mức lương của quản lý kho có cao hay không?
Các công việc nào cũng phải yêu cầu đến lương và vấn đề này luôn là sự quan tâm hàng đầu, công việc tưởng dễ nhưng lại rất cần nhiều kỹ năng ứng dụng vào trong quản lý, hiện nay rất nhiều công ty luôn sẵn sàng chi lương cao cho nhân viên quản lý kho tùy vào các doanh nghiệp lớn hay nhỏ mà tiền lương chênh lệch nhau rất nhiều, dao động từ 10tr – 20tr/ tháng, tùy theo kỹ năng của từng người.
Để có thể cải thiện mức lương, quản lý kho cần đảm bảo và tối ưu khả năng vận hành của kho, tránh thất thoát hư hỏng đồ trong kho, áp dụng những giải pháp kho bãi phù hợp. Đặc biệt, để có thể đáp ứng yêu cầu của Quản lý kho thì người đảm trách cần được đào tạo các kiến thức nền tảng và nắm được các quy trình liên quan tới vận hành kho.
Khóa học quản lý kho chuyên nghiệp của iRTC cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng cần thiết, những quy trình kho, những phương pháp cải tiến và công cụ quản lý kho hiện đại. Ngoài ra, học viên sẽ được chia sẻ những kinh nghiệm thực tế từ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn và điều hành kho bãi cho các doanh nghiệp. Khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ quản lý kho chuyên nghiệp.
Bài viết trên Irtc có thể giải đáp phần nào thắt mắc của các bạn, có thể thấy đây là công việc mạng lại lợi ích cho bạn, và mức thu nhập tiềm năng đối với các bạn trẻ hiện nay, chằng chừ gì nữa mà không liên lạc qua hotline 0902 419 079 để được tư vấn thêm về các khóa đào tạo.