Quản lý sản xuất là làm gì? Mô tả công việc của quản lý sản xuất

0
738
quản lý sản xuất làm gì
quan-ly-san-xuat-la-lam-gi

Quản lý sản xuất là làm gì mà có được nhiều chế độ ưu đãi như  vậy? Hãy cùng TQMI tìm hiểu thêm chi tiết về vị trí công việc này qua bài viết chia sẻ dưới đây. Với những chia sẻ này, quý đọc giả có thể hiểu thêm về vị trí công việc này cũng như những yêu cầu cần thiết.

Quản lý sản xuất là gì?

quản lý sản xuất là làm gì
quản lý sản xuất là làm gì

Quản lý sản xuất (Production Management) là chịu trách nhiệm đảm bảo tiến độ cũng như xúc tiến công việc đảm bảo về chất lượng và số lượng hàng hóa sản xuất ra luôn đạt chuẩn và đúng kế hoạch. Đây là vị trí giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là vị trí gắn liền với khu nhà máy, xưởng sản xuất hay xí nghiệp sản xuất.

Vậy quản lý sản xuất là làm gì?

quản lý sản xuất là làm gì
quản lý sản xuất là làm gì

Tùy thuộc vào quy mô và đặc điểm của từng doanh nghiệp mà công việc của quản lý sản xuất sẽ rất khác nhau. Nhưng sẽ có một số công việc mà vị trí quản lý sản xuất luôn phải thực hiện phổ biến như dưới đây.

Lập kế hoạch và quản trị hoạt động sản xuất

Trước tiên sẽ phối hợp với các bộ phận để tích đơn hàng và làm việc với khách hàng để thỏa thuận số lượng, chất lượng, thời gian mà khách hàng yêu cầu, từ những kết quả phân tích nhận được, quản lý sản xuất sẽ có nhiệm vụ lập kế hoạch và lên lịch phù hợp với các đơn đặt hàng của khách.

Ngoài ra quản lý sản xuất phải chịu trách nhiệm về nguyên vật liệu, thiết bị và nhân sự cần thiết cho mỗi đơn hàng, sau khi sắp xếp xong sẽ phân bố công việc cho từng cá hay, từng bộ phận để đảm bảo được tiến trình công việc thật sự tốt nhất, đạt được hiệu quả cao, mặt khác quản lý sản xuất còn phải xem xét khối công việc còn tồn đọng để lên kế hoạch thực hiện đơn hàng mới.

Với những công ty có quy mô nhân sự lớn thì việc lập kế hoạch sản xuất thường sẽ do nhân viên kế hoạch sản xuất đảm nhiệm. Nhưng ở các doanh nghiệp bé hơn, việc này thường do quản lý sản xuất đảm nhiệm.

Kiểm tra và giám sát quá trình sản xuất

Phân công công việc cho các bộ phận và giám sát sản xuất, đông thời họ cũng giám xát công nhân trong quá trình làm việc, đảm bảo sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, quản lý cũng phải xác định các thiết bị cần cho việc sản xuất, chỉ đạo công việc, sắp xếp nhân công và điều chỉnh một cách cần thiết.

Quản lý sản xuất giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất để tìm ra lỗi sai, tìm ra nguyên nhân và kịp thời khắc phục trong thời gian ngắn nhất tránh ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, đồng thời cũng phải đảm bảo quá trình sản xuất luôn diễn ra an toàn.

Quản lý máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất

Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, quản lý cần phải tổ chức bàn giao và hướng dẫn cách sử dụng máy móc, thiết bị. Định kỳ cần tổ chức các đợt kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị hư hỏng. Đồng thời cũng phải mua các loại máy móc, thiết bị mới để đáp ứng nhu cầu sản xuất luôn đạt tối ưu nhất.

Việc bảo trì bảo dưỡng máy móc cần hướng tới mục đích hạn chế tình trạng máy móc thiết bị hư hỏng trong lúc cần sử dụng. Phương pháp đang được áp dụng hiện nay là TPM.

Phụ trách việc tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự sản xuất

Trách nhiệm của quản lý sản xuất là sắp xếp công việc cụ thể cho nhân viên, đồng thời kiểm tra thường xuyên tay nghề của nhân viên. Quản lý sản xuất sẽ dựa vào tình hình, kế hoạch sản xuất mà phối hợp với các bộ phận tuyển dụng thêm lao động cần thiết cho hoạt động sản xuất. Họ tham gia quá trình phỏng vấn để tìm nhân sự phù hợp vào từng vị trí làm việc.

Bên cạnh việc tuyển dụng, quản lý sản xuất cũng có những kế hoạch đào tạo tay nghề cho nhân viên mới và các nhân viên tìm năng. Sắp xếp định kỳ kiểm tra tay nghề và có những đề xuất khen thưởng nhằm động viên và thức đẩy quá trình làm việc.

Làm cầu nối giữa các quản lý cấp cao và bộ phận sản xuất trực tiếp

Quản lý sản xuất sẽ là người giải thích và truyền xuống bộ phận sản xuất những yêu cầu và mong muốn của các quản lý cấp cao điển hình là giám đốc sản xuất và hướng dẫn bộ phận trực tiếp sản xuất triển khai.

Phối hợp với những bộ phận có liên quan

Các doanh nghiệp thường áp dụng các hệ thống quản lý do đó các cấp quản lý sản xuất cũng cần phối hợp với các đơn vị liên quan để vận hành hệ thống này. Một số hệ thống quản lý phổ biến thường gặp là ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001, WRAP, HACCP, ISO 22000, GMP,…

Xây dựng quy trình sản xuất và bố trí chuyền

Khi tiến hành phát triển và sản xuất sản phẩm mới hay thực hiện các dự án cải tiến, quản lý sản xuất sẽ hợp tác cùng các bộ phận liên quan để có thể xây dựng quy trình sản xuất, cân bằng chuyền sản xuất để đem lại hiệu quả sản xuất tốt nhất.

Yêu cầu của vị trí quản lý sản xuất?

quản lý sản xuất là làm gì

Hiện nay nhiều trường Đại học hay Cao đẳng đã có đào tạo nhân sự chuyên cho lĩnh vực quản lý sản xuất điển hình là chuyên ngành quản lý sản xuất hay quản lý công nghiệp. khi tốt nghiệp các ngành này, học viên sẽ nắm được những kiến thức chuyên môn phục vụ cho công việc cũng như các kiến thức nền tảng để có thể nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực quản lý sản xuất.

Ngoài các đơn vị đào tạo như Cao đẳng hay Đại học thì có nhiều trung tâm đào tạo sau đại học có đào tạo chuyên về lĩnh vực này. Các đơn vị đào tạo chuyên môn này sẽ có chương trình đào tạo ngắn hơn so với hệ Cao Đẳng – Đại học, cung cấp các kiến thức thực tế giúp học viên khi hoàn thành các khóa học có thể đáp ứng yêu cầu từ doanh nghiệp. Các khóa học thường được đào tạo bởi các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm thực tế từng làm việc tại các doanh nghiệp do đó học viên sẽ được tiếp xúc với những kiến thức và tình huống thực tế hơn so với môi trường đào tạo tại trường.

Với hình thức đào tạo tại các trung tâm đào tạo thì sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ ứng với khóa học. Trung tâm càng uy tín thì chứng chỉ sẽ càng có giá trị. Việc tham gia các chương trình đạo tạo tại các trung tâm mở ra cơ hôi nghề nghiệp và thăng tiến trong công việc cho nhiều đối tượng hơn từ những người không có chuyên môn cho tới công nhân, nhân viên sản xuất, tổ trưởng, những người mới tốt nghiệp phổ thông,…

Ngoài chuyên môn thì vị trí quản lý sản xuất sẽ yêu cầu các kỹ năng mềm khác như:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Kỹ năng xây dựng quy trình
  • Tin học văn phòng
  • Ngoại ngữ chuyên ngành

Ngoài ra, tùy vào lĩnh vực của doanh nghiệp mà vị trí quản lý sản xuất sẽ yêu cầu những kỹ năng và chuyên môn riêng do đó ứng viên cần nghiên cứu và trao dồi năng lực.

Một trong những trung tâm đào tạo quản lý sản xuất uy tín hàng đầu phải nhắc tới đó là trung tâm đào tạo quốc tế iRTC. Với hơn 15 năm kinh nghiệm đào tạo cũng như đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, các khóa đào tạo về sản xuất của iRTC giúp cho người học có thể đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành tại doanh nghiệp. Ngoài ra, với những người mới chuyển ngành thì đội ngũ chuyên gia của iRTC có thể tư vấn cho học viên lộ trình học để có thể đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Hi vọng rằng những chia sẻ vừa rồi của chúng tôi sẽ có thể giúp cho quý bạn đọc có thể hiểu thêm về chủ đề quản lý sản xuất là làm gì cũng như biết được các kỹ năng cần thiết để có thể đáp ứng vị trí quản lý sản xuất tại doanh nghiệp. Để được tư vấn thêm về các chương trình đào tạo phù hợp, quý đọc giả có thể liên hệ trực tiếp Hotline 0902 419 079.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here