Quy trình phát triển sản phẩm mới bao gồm các bước nào ?

0
491
quy trình phát triển sản phẩm mới
quy-trinh-phat-trien-san-pham-moi

Phát triển sản phẩm mới là sự sống còn của doanh nghiệp, bởi lẻ nó ảnh hưởng trực tiếp đối với doanh nghiệp, động lực chính của phát triển sản phẩm là nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm ấy, mỗi ngày trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm được ra lò chỉ có số ít tồn tại được lâu trên thị trường. Trong bài viết này hãy cùng iRTC tìm hiểu nhé!!!

Phát triển sản phẩm mới là gì

quy trình phát triển sản phẩm mới
quy trình phát triển sản phẩm mới

Phát triển sản phẩm mới là tập hợp các công việc như thiết kế, phát triển tạo ra sản phẩm, xây dựng hình ảnh và mang lại những khác biệt với những sản phẩm mà doanh nghiệp đang có.

Ở khía cạnh sản xuất thì việc phát triển sản phẩm mới cũng bao gồm các công tác như xây dựng quy trình sản xuất, xây dựng hệ thống quản lý, cải tiến sản phẩm, đào tạo nhân sự cho việc sản xuất sản phẩm mới, …

Quy trình phát triển sản phẩm mới

quá trình phát triển sản phẩm mới
quá trình phát triển sản phẩm mới

Hình thành ý tưởng (Concept creation)

Ở các doanh nghiệp hình thái ban đầu của những sản phẩm mới sẽ bắt đầu từ những ý tưởng, ý tưởng thông qua việc quan sát, góp ý từ chính  khách hàng của mình, một số còn dựa vào sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để làm ý tưởng cho sản phẩm mới.

Sàn lọc ý tưởng (Concept filter)

Ý tưởng phải đi kèm với đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp mà doanh nghiệp có thể tiếp cận, quá trình tạo ra và sản xuất sảnphẩm từ ý tưởng phải là khả thi với nguồn lực, tài chính, công nghệ của doanh nghiệp:

  • Thương mại hóa: có thể đưa ý tưởng về sản phẩm mới vào quá trình sản xuất hàng loạt, với mức chi phí sản xuất trong khả năng của doanh nghiệp.

  • Có thể thu lợi nhuận: giá dự kiến phải lớn hơn chi phí sản xuất, sản phẩm đưa ra thị trường phải có giá mà đối tượng khách hàng có thể mua chúng.

  • Khả năng cạnh tranh: ý tưởng mang tính đột phá cao so với đối thủ, mang lại kết quả cao cho doanh nghiệp.

Phát triển và triển khai thử nghiệm mô hình sản phẩm (concept testing)

Các ý tưởng sau khi sàng lọc thì qua bước thử nghiệm mô hình như: khả năng vận hành, độ bền, độ an toàn, tính năng,…các thông tin về sản phẩm sẽ được bảo mật. Việc rò rĩ thông tin lọt vào tay đối thủ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược marketing

Doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng các chiến lược marketing cho mô hình sản phẩm mới, sản phẩm mới của doanh nghiệp sẽ có các yếu tố sau:

  • Price: giá cả khi tung ra thị trường, các chiến lược khuyến mãi có thể áp dụng cho sản phẩm mới này

  • Place: doanh nghiệp làm thế để đối tượng khách hàng mục tiêu có thể tiếp cận, kênh phân phối nào sẽ cho hiệu quả cao nhất

  • Promotion: doanh nghiệp sẽ quảng bá và xúc tiến sản phẩm mới, thông điệp marketing liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng

Ước tính lợi nhuận

Dựa trên chiến lược đã vạch ra, doanh nghiệp cần ước tính về doanh thu và lợi nhuận của sản phẩm, cần xác định đâu là điểm hòa vốn của doanh nghiệp và dự trù trong bao lâu thì đạt được tới mức đó. Từ đó vạch ra kế hoạch thúc đẩy doanh nghiệp đạt được chỉ tiêu đề ra.

Thử nghiệm thị trường

Mục đích việc này đặt ra là xem phản ứng , thái độ, cảm nhận, đánh giá của khách hàng về sản phẩm mới, phản ứng của các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm mới, hiệu quả và chi phí vận hành các kênh phân phối của sản phẩm.

Qua các thông tin được thu nhập doanh nghiệp có thể có những căn cứ phù hợp để điều chỉnh lại các đặc điểm của sản phẩm mới , cũng như tối ưu lại chiến lược marketing cho phù hợp nếu cần thiết.

Tham khảo về thử nghiệm thị trường.

Lựa chọn kênh truyền thông

Tùy vào mục tiêu và đặc tính sản phẩm mà các nhà làm marketing có thể lựa chọn các kênh truyền thông khác nhau như về mạng xã hội là nguồn phát triển mạnh đối bối cạnh hiện đại hóa hiện nay sẽ là nguồn đầu tư tuyệt vời.

Tham khảo một số kênh truyền thông phổ biến.

Sản xuất và tiến hành thương mại hóa

Khi sản phẩm mới đáp sự mong đợi từ thị trường, doanh nghiệp sẽ dựa vào đó để kinh doanh lâu dài. Một số công tác khác có thể cần làm như việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu mới, đăng ký lưu hành, đăng ký xuất khẩu, …

Việc sản xuất sản phẩm cần được nghiên cứu kỹ càng về số lượng từng thời điểm, ước lượng nhu cầu của thị trường, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và sau đó lập kế hoạch sản xuất và tiến tới việc phân phối.

Để quá trình phân phối và tung một sản phẩm mới ra thị trường, doanh nghiệp cần có một hướng Marketing phù hợp cùng với chiến lược phân phối hiệu quả hàng hóa tới tay người dụng.

Những lưu ý khi phát triển sản phẩm mới

Một sản phẩm mới khi được hoàn thiện và đưa tới tay người tiêu dùng thì ngoài khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng thì cũng cần đảm bảo yếu tố chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan, phù hợp với thị trường hướng tới. Để đáp ứng được điều này thì các doanh nghiệp cần xây dựng các quy trình hệ thống chứng nhận ngay từ ban đầu.

Một số các tiêu chuẩn phổ biến có thể kể tới như ISO 9001, ISO 14001, Wrap, HACCP, ISO 22000, BSCI, GMP, BRC,… tùy vào sản phẩm và yêu cầu của thị trường mà doanh nghiệp sẽ cần xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn phù hợp. Phần lớn các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn sẽ cần sự hỗ trợ từ các đơn vị tư vấn chứ hiếm khi tự áp dụng vận hành.

Tham khảo bài viết: Lợi ích của việc áp dụng ISO 9001

Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu của thị trường, luật pháp của nước sở tại thì việc sản phẩm đạt các chứng nhận cũng giúp tăng khả năng cạnh tranh, được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn, gia tăng khả năng thành công của sản phẩm.

Hy vọng qua bài viết này sẽ hữu ích đối với nhà doanh nghiệp, Để được tư vấn thêm về khóa học, bạn đọc có thể để lại thông tin liên lạc ngay cuối bài viết hoặc trực tiếp liên hệ Hotline 0902 419 079.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here