Làm nhân sự là làm việc với con người do đó người làm nhân sự sẽ cần phải hiểu về tâm lý. Trong những năm gần đây thì vấn đề tâm lý trong công tác quản lý nhân sự không còn quá xa lạ với những người trong ngành nhân sự. Hãy cùng Tqmivietnam tìm hiểu đôi chút về chủ đề vô cùng hot và không bao giờ cũ này.
Tâm lý học trong công tác quản lý nhân sự là gì?
Tâm lý học trong công tác quản lý nhân sự luôn là chủ đề được quan tâm rất nhiều trong môi trường doanh nghiệp đặc biệt là các nhà lãnh đạo và những người làm công tác nhân sự.
Một cách dễ hiểu thì đây là lĩnh vực nghiên cứu xoay quanh hành vi, thái độ của người lao động, mối quan hệ của các cá thể trong môi trường làm việc để có thể đưa ra những chính sách, giải pháp phù hợp để xây dựng nền tảng văn hóa vững chắc cho doanh nghiệp.
Khi mọi sự vận hành trong cuộc sống, không riêng gì doanh nghiệp đều dựa trên sự tương tác, mối liên kết giữa người với người. Một mắt xích bị “gãy” cũng khiến doanh nghiệp đó đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Tâm lý học quản trị nhân sự giúp người quản trị nhân sự có thể chủ động nắm bắt được tình hình chung của công ty từ những cá nhân trong một tập thể. Điều này vừa giúp kịp thời đưa ra những giải pháp dung hòa, xây dựng nề nếp công ty vừa nhận ra những giá trị độc nhất từ mỗi cá thể và có thể trọng dụng được “đúng người đúng việc”.
Chủ đề về tâm lý học trong công tác quản trị nhân sự cũng ngày càng được đưa vào nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đào tạo về nhân sự.
Các hiệu ứng thường được áp dụng vào tâm lý học trong công tác quản lý nhân sự
Hiệu ứng bươm bướm
“Lan tỏa” chính là hai từ mô tả gói gọn về hiệu ứng này. Chỉ từ một hành động nhỏ hay vấn đề nhỏ, dù là tiêu cực hay tích cực đều sẽ ảnh hưởng đồng loạt đến cả một cộng đồng. Đây là hiệu ứng mang lại mối đe dọa to lớn với từng doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng là công cụ giúp người quản trị nhân sự gỡ rối được những “nút thắt” trong hệ thống nhân sự.
Ban lãnh đạo có thể áp dụng hiệu ứng nào vào hình thức khen thưởng từ những đóng góp nho nhỏ mà ý nghĩa các nhân viên. Như việc sẽ khen thưởng và tuyên dương hoặc thậm chí đưa ra cơ hội thăng tiến trong công việc cho các nhân viên vượt mốc KPI trong tháng sẽ thúc đẩy được tinh thần cạnh tranh của nhóm nhân viên, đồng thời đạt được hiệu quả công việc đáng kể.
Hiệu ứng đầu vào
Đây hiệu ứng tâm lý trong công tác quản lý nhân sự thường được áp dụng vào việc khai thác và phát triển nhân lực của các công ty. Qua việc nắm bắt được năng lực và tinh thần làm việc của một cá nhân thì người lãnh đạo sẽ đưa ra những mốc mục tiêu vừa phải cho từng giai đoạn phát triển bản thân của nhân viên. Điều này không chỉ mang lại sự đóng góp bền vững và khả năng thích ứng linh hoạt của người nhân viên mà còn xây dựng được một cộng đồng cầu tiến, luôn mong muốn chinh phục những thành tựu mới trong công việc.
Westerners
Đây là hiệu ứng tâm lý khi hành vi một cá nhân bị tác động bởi người khác. Và trong tâm lý học quản trị nhân sự, người quản lý thường áp dụng bằng hình thức lương thưởng cổ định và đãi ngộ cho nhân viên. Việc này đánh động đến bản năng cải thiện thu nhập của từng nhân viên giúp công ty đạt được hiệu suất công ty đáng kể và nhanh chóng đạt những thành tựu nhất định trong thời gian sắp tới.
Tuy nhiên hiệu ứng tâm lý này cũng chứa đựng nhiều rủi ro, hạn chế nếu như đến một lúc nào đó, nhân viên nảy sinh cảm giác bất mãn khi năng lực, đóng góp của bản thân không còn được đền đáp tương xứng.
Nguồn tham khảo: jobtest.vn
Hi vọng rằng những chia sẻ vừa rồi về chủ đề tâm lý trong công tác quản lý nhân sự, bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích và có thể áp dụng vào công việc quản lý nhân sự của mình hiệu quả hơn. Nếu như thấy bài biết hay và ý nghĩa, hãy chia sẻ bài viết tới những người mà bạn thấy cần biết. Sự chia sẻ của bạn sẽ là sự khích lệ rất lớn với những người làm nội dung như chúng tôi.