Triết lý sản xuất đã từng đem lại thành công cho nhiều doanh nghiệp trong quá khứ nhưng liệu rằng ngày nay có còn phù hợp? Những câu hỏi thắc mắc của bạn về triết lý sản xuất là gì sẽ được trả lời qua bài viết chia sẻ sau của chúng tôi.
Triết lý sản xuất là gì?
Tiết lý sản xuất (Production Concept) là một quan điểm tin rằng người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ có sẵn (hoặc dễ dàng tiếp cận) với giá thành phù hợp với túi tiền của họ (càng thấp càng tốt).
Dựa vào triết lý này, các nhà sản xuất sẽ tập trung vào sản xuất nhiều hàng hóa dịch vụ hơn với khi vẫn giữ mức giá thấp để có thêm được nhiều khách hàng hơn, bán được nhiều sản phẩm hơn và thu được nhiều lợi nhuận. Ngoài ra thì việc phân phối sản phẩm cũng được tập trung vào việc tạo thuận lợi để khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Để giải thích về triết lý này, có 2 lý do chính:
- Khi cầu của một mặt hàng vượt quá cung, người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều tới việc có được sản phẩm để sử dụng hơn là quan tâm tới những đặc tính và chất lượng của sản phẩm đó. Điều này thường thấy sảy ra ở các nước đang phát triển.
- Khi sản xuất hàng loạt, chi phí sản xuất sẽ được giảm đáng kể và doanh nghiệp có thể giảm giá sản phẩm và mở rộng thị trường.
Ví dụ về triết lý sản xuất
Một trong những ví dụ thành công nhất về triết lý sản xuất đó chính là Henry Ford ở những năm 1900. Vào những năm đầu thế kỷ 19, Henry Ford đã tập trung nguồn lực để sản xuất hàng loạt để có thể giảm giá thành ô tô và kết quả là hầu như toàn bộ người Mỹ có thể mua Ô tô.
Ưu và nhược điểm của Triết lý sản xuất
Ưu điểm của triết lý sản xuất
Khách hàng dễ dàng tiếp cận
Chi phí sản phẩm thấp, chi phí vận chuyển thấp (hoặc không có) sẽ giúp khách hàng được lợi hơn về kinh tế. Ngoài ra, Việc sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn cũng tránh được tình trạng thiếu hụt hay khan hiếm hàng hóa.
Tạo ra nhiều công việc hơn
Trên lý thuyết, việc sản xuất quy mô lớn của các doanh nghiệp sẽ tạo ra nhiều công việc hơn và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, giải quyết được vấn đề thất nghiệp gây nhức nhối.
Tạo tiền đề cho sự phát triển
Để có thể sản xuất hàng loạt và giảm chi phí sản xuất, doanh nghiệp sẽ cần phải đầu tư vần quản lý, trang thiết bị sản xuất, công nghệ sản xuất, những cải tiến trong sản xuất,… Những điều này sẽ tạo tiền đề cho những cải tiến trong sản xuất và quản lý sản xuất.
Mang lại lợi ích hàng hóa cho xã hội
Việc sản xuất số lượng lớn sẽ giúp xã hội có một lượng lớn sản phẩm, đặc biệt với lĩnh vực thực phẩm thì việc có thể sản xuất lương thực số lượng lớn sẽ giúp đảm bảo an ninh lương thực.
Nhược điểm của triết lý sản xuất
Khó lòng thỏa mãn nhu cầu khách hàng
Việc sản xuất số lượng lớn hàng hóa hướng tới việc đáp ứng nhu cầu chung của số đông do đó khó có thể thỏa mãn nhu cầu của những phân khúc khách hàng nhỏ lẻ đặc biệt.
Một cách nhìn rộng hơn, doanh nghiệp có thể gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Không còn phù hợp
Ngày nay, với sự thay đổi về kênh phân phối, hành vi khách hàng, nhiều đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là tính cá nhân hóa cao của khách hàng mà triết lý sản xuất đang ngày càng không phù hợp.
Tạo ra thu nhập cho công nhân nhưng là thu nhập giá rẻ
Tuy tạo ra số lượng công việc nhiều nhưng để giảm giá thành sản xuất, triết lý sản xuất chỉ hướng tới việc sử dụng nhân công giá rẻ với hiệu suất sản xuất cao. Ở một khía cạnh quốc gia, việc tập trung vào lợi thế nguồn nhân công giá rẻ có thể dẫn tới tình trạng sập bẫy thu nhập.
Dễ dàng tạo ra khủng hoảng thừa
Việc sản xuất hàng hóa số lượng quá nhiều, không đáp ứng nhu cầu có thể dẫn tới tình trạng khủng hoảng thừa (overproduction) vô cùng nghiêm trọng tới doanh nghiệp và xã hội. Việc xử lý hàng thừa cũng có thể sảy ra tiêu cực, gây ảnh hưởng tới môi trường
Kết luận
Mặc dù được xem là đã cũ nhưng với một số điều kiện và ngành hàng thì triết lý sản xuất vẫn phát huy hiệu quả. Nếu muốn áp dụng triết lý sản xuất ở hiện tại thì doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về nhu cầu người tiêu dùng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, công tác quản trị sản xuất, môi trường làm việc, kiểm soát chất lượng và phân phối sản phẩm.
Nếu đang phân vân không biết nên chọn hướng sản xuất nào phù hợp với hiện tại, chúng tôi khuyến khích bạn lựa chọn Lean (sản xuất tinh gọn) hoặc thậm chí Lean Six Sigma vào sản xuất.
Hi vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi, quý bạn đọc sẽ có thể hiểu thêm về triết lý sản xuất. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên ủng hộ TQMI thông qua việc chia sẻ bài viết.