Giao tiếp là một phần vô cùng quan trọng trong đời sống cá nhân lẫn công việc. Phong cách giao tiếp được chia làm 2 loại đó là giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp. Bài viết chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về 2 phong cách giao tiếp này để có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn.
Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp
Giao tiếp là việc sử dụng các các phương tiện giao tiếp (thường là ngôn ngữ và hình thể) để truyền thông điệp giữa chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp. Thông điệp trong giao tiếp bao gồm nhu cầu, mong muốn, mệnh lệnh, hướng dẫn,…
Có 2 phong cách giao tiếp chính đó là:
- Giao tiếp trực tiếp
- Giao tiếp gián tiếp
Việc hiểu rõ về giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp sẽ giúp bạn cải thiện khả năng giao tiếp, diễn giải thông điệp tốt hơn trong giao tiếp và đặc biệt là tránh được hiểu lầm và xung độ tiềm ẩn trong giao tiếp. Trái lại, việc áp dụng phong cách giao tiếp phù hợp sẽ giúp bạn có thể thăng tiến trong công việc, thuận lợi hơn trong đời sống xã hội và nhiều điều khác.
Giao tiếp trực tiếp là gì?
Giao tiếp trực tiếp (direct communication) là phong cách giao tiếp mà trong đó thông điệp thực sự được truyền đạt một cách rõ ràng, hạn chế việc gây khó hiểu cho đối tượng giao tiếp. Một người theo phong cách giao tiếp trực tiếp khi cần hoặc có nhu cầu gì đó, họ sẽ nói ra thông điệp một cách thẳng thắn.
Những người theo phong cách giao tiếp trực tiếp có xu hướng truyền thông điệp một cách thẳng thắn, đánh giá cao tính trung thực và hiệu quả hơn sự nhảy cảm cá nhân hay chính trị, kể cả trong môi trường kinh doanh khi đang nói chuyện với khách hàng.
Giao tiếp trực tiếp phổ biến tại các nước văn hóa phương Tây và Châu Âu như Mỹ, Úc, Đức, Canada,…
Giao tiếp gián tiếp là gì?
Giao tiếp gián tiếp (indirect communication) là phong cách giao tiếp mà trong đó thông điệp thực sự được ẩn hoặc giấu đi, chủ thể giao tiếp sẽ không phát biểu trực tiếp hoặc đưa ra một câu hỏi gây căng thẳng hoặc không thoải mái. Với một số trường hợp, thay vì nói “không” hay “không thể” thì đôi khi họ sẽ nói “có thể” hoặc “có khả năng”.
Với những người theo phong cách giao tiếp gián tiếp, việc trực tiếp truyền đạt các thông điệp tiêu cực được coi là bất lịch sự kể cả ở môi trường kinh doanh. Trong những tình huống này, những người theo phong cách giao tiếp gián tiếp có xu hướng đưa ra những lời bào chữa hoặc lảng tránh với mục đích lịch sự và được công nhận ngầm hiểu. Đặc biệt với những trường hợp mà thông tin đưa ra quá cực đoan, các bên có thể tạo ra những “hư cấu được ngầm công nhận của cả hai bên” như một chiến lược giao tiếp.
Theo phong cách này, các vấn đề sẽ được giải quyết hiệu quả khi chúng được giải quyết một cách khéo léo và thận trọng.
Phong cách gián tiếp tin rằng yếu tố lịch sự quan trọng hơn việc đưa ra sự chân thực. Điều này liên quan tới việc giữ thể diện và tránh tổn thương cảm xúc của người khác.
Giao tiếp gián tiếp phổ biến tại các nước văn hóa phương Đông và Châu Phi như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ả Rập Saudi,…
Sử dụng đúng phong cách sẽ đem lại hiệu quả cao
Trong cuộc giao tiếp khi cả 2 phía không cùng một phong cách giao tiếp thì các xung đột rất có thể sảy ra nếu cả hai không hiểu và nhận ra phong cách của đối phương từ đó dẫn tới hiểu lầm, mất thiện cảm và các tiêu cực khác trong tương lai.
Cách cải thiện giao tiếp giữa hai phong cách
Mỗi phong cách giao tiếp đều có những điểm mạnh, điểm yếu và không gian sử dụng được tiếp nhận riêng. Với thời điểm hội nhập, chúng ta sẽ có thể tiếp cận nhiều hơn với nhiều người tới từ nhiều nền văn hóa khác nhau do đó việc thay đổi phong cách giao tiếp của bản thân sẽ giúp chúng ta được công nhận hơn, giao tiếp tốt hơn.
Ngoài ra, cần nhớ rằng phải không ngừng trau dồi và học kỹ năng giao tiếp vì xu hướng giao tiếp luôn luôn thay đổi.
Với người theo phong cách trực tiếp
Trong giao tiếp thông thường tại nơi công cộng, đại chúng và đặc biệt với đối tượng theo phong cách giao tiếp gián tiếp, bạn có thể áp dụng những điều sau nếu bạn là một người theo phong cách giao tiếp trực tiếp:
- Sử dụng lời nói một cách nhẹ nhàng hơn
- Giảm thiểu những yếu tố bất lợi và không mong chờ từ người nghe
- Chia thông điệp thành những ý nhỏ giữa các câu
- Nếu không hiểu rõ các thông điệp được “nói nhẹ đi” từ người nói, hãy hỏi lại một cách dễ chịu khi kết thúc đợt phát biểu
- Tránh việc sử dụng các từ ngữ hoặc câu hỏi mang tính chất “yêu cầu hoàn toàn” điển hình như “tại sao không?” “tại sao lại làm thế” “ai cho phép làm thế” mà thay vào đó sử dụng những từ ngữ hoặc câu hỏi mang tính chất nhẹ hơn.
- Hãy học cách kiên nhẫn trong giao tiếp. Nếu bạn không nhận được câu trả lời ngay trong cuộc gia tiếp, hãy bày tỏ với họ rằng bạn muốn được nghe thêm với họ về vấn đề đó hoặc liên hệ với họ qua tin nhắn, mail hoặc một cuộc gọi thân thiện.
Với người theo phong cách gián tiếp
Là một người theo phong cách giao tiếp gián tiêp, bạn có thể sử dụng những gọi ý sau khi giao tiếp hằng ngày lẫn trong công việc:
- Gửi các thông điệp một cách chân thành, trực tiếp và đúng thời điểm thay vì “buông lời” sẽ giúp bạn được tôn trọng và tin tưởng nhiều hơn.
- Tiếp nhận những câu hỏi hoặc yêu cầu cụ thể của đối phương một cách thân thiện hơn. Các câu hỏi hoặc yêu cầu cụ thể trong giao tiếp thông thường không tới từ sự hung hăng mà có thể xuất phát từ sự lo lắng, khó chịu , thiếu nắm bắt tình hình, không thiện cảm hoặc cảnh giác lừa đảo trước bạn.
- Người nghe thường phải phân tích rất mệt mỏi khi nghe những thông điệp từ phong cách giao tiếp gián tiếp do đó hãy chắc rằng đối tượng giao tiếp của bạn hoàn toàn hiểu được thông điệp giao tiếp của bạn.
- Nếu chưa thể đưa ra câu trả lời, hồi đáp hoặc đáp ứng các yêu cầu của họ, hãy trấn an họ rằng bạn thực sự sẽ hồi âm lại với họ trong thời gian sớm nhất và thậm chí là đưa ra một khung thời gian chính xác.
- Nếu có thể, nên ưu tiên giao tiếp ngôn ngữ trực tiếp với đồng nghiệp tại nơi làm việc. Cách này sẽ giúp bạn tăng sự hiện diện của bản thân cũng như khiến đồng nghiệp có thái độ tốt hơn với bạn.
Hi vọng rằng những chia sẻ vừa rồi đã có thể cung cấp cho bạn đọc kiến thức về giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp. Đừng quên theo dõi trang để biết thêm những bài viết hữu ích cho cuộc sống và công việc của bạn. Để được tư vấn thêm về các khóa học phù hợp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0902 419 079.
Nguồn tham khảo tại Indeed.