Một trong những điều kiện cần có với mặt hàng giày da và may mặc Việt có thể xuất khẩu vào thị trường quốc tế đó chính là doanh nghiệp được đánh giá đạt chuẩn BSCI. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được những thắc mắc về các khái niệm có liên quan tới BSCI. Tuy nhiên nếu muốn tìm hiểu thêm chi tiết về BSCI hoặc tư vấn BSCI thì bạn có thể tham khảo tại đây.
Amfori BSCI là gì?

BSCI (Business Social Compliance Initiative) là bộ tiêu chuẩn được tạo ra để đánh giá và tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh. Bộ tiêu chuẩn này nhanh chóng được các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp, các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty bán lẻ trên thế giới đánh giá cao và áp dụng.
Ban đầu thì BSCI được Hiệp hội Ngoại thương (FTA) thiết lập nhằm tạo ra các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Châu Âu. Về sau, Hiệp hội Ngoại thương (FTA) được đổi thành Hiệp hội kinh doanh toàn cầu về thương mại bền vững (Amfori) do đó ngày nay tiêu chuẩn này còn được gọi là “Amfori BSCI”.
Có thể hiểu rằng Amfori BCSI là một cách gọi khác của BSCI.
Mục tiêu của BSCI
BSCI được tạo ra với mục tiêu thực hiện cam kết cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu từ những doanh nghiệp/ đơn vị tham gia. Mục tiêu cuối cùng của BSCI đó là cải thiện điều kiện làm việc của người lao động trong chuỗi cung ứng toàn cầu trên toàn thế giới.
BSCI Audit là gì?
“BSCI Audit” có nghĩa là “đánh giá BSCI”. Hoạt động đánh giá BSCI sẽ được thực hiện bởi tổ chức đánh giá được FTA chỉ định. Việc đánh giá BSCI sẽ đánh giá được sự tuân thủ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Các thứ hạng đánh giá theo BSCI
Việc áp dụng bộ quy tắc BSCI sẽ không được chứng nhận mà chỉ có kết quả là báo cáo đánh giá theo thứ hạng cụ thể như sau:
Hạng A. Tỉ lệ tuân thủ từ 86% – 100% (đánh giá: Rất tốt)
Hạng B. Tỉ lệ tuân thủ từ 71% – 85% (đánh giá: Tốt)
Hạng C. Tỉ lệ tuân thủ từ 51% – 70% (đánh giá: Có thể chấp nhận)
Hạng D. Tỉ lệ tuân thủ từ 30% – 50% (đánh giá: Không đủ)
Hạng E. Tỉ lệ tuân thủ từ 0 % – 29% (đánh giá: Không thể chấp nhận)
Các bước đánh giá BSCI
Việc đánh giá BSCI thường được chia làm 6 bược như sau:
- Đăng kí thực hiện đánh giá: Doanh nghiệp sẽ yêu cầu đánh giá BSCI
- Chuẩn bị Audit BSCI (chuẩn bị đánh giá BSCI): Điền vào mẫu tự đánh giá
- Đánh giá nhà cung cấp: Triển khai cuộc họp với các phần khai mạc, kết thúc, phỏng vấn các cấp quản lý và công nhân, đánh giá lại hiện trường và kiểm tra hồ sơ
- Kết quả và báo cáo: Kết quả và báo cáo đánh giá sẽ có kết quả trên nền tảng Amfori BSCI
- Đánh giá bổ xung: Nếu đưa đáp ứng được các yêu cầu thì việc đánh giá bổ xung có thể được thực hiện trong vòng 12 tháng.
- Đánh giá lại toàn phần: Sau mỗi 2 năm, doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn phần để được cập nhật lại trong danh sách.
Doanh nghiệp có thể tự triển khai áp dụng BSCI không?
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự triển khai áp dụng và yêu cầu đánh giá chứng nhận BSCI. Tuy nhiên việc thiếu hiểu biết chuyên sâu về BSCI cũng như thiếu kinh nghiệm trong triển khai BSCI sẽ khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều trở ngại khi áp dụng, không có định hướng rõ ràng, tự tạo thêm khó khăn trong quản lý và phổ biến nhất là không định hình được khi nào sẽ được chứng nhận.
Nhiều doanh nghiệp lo ngại ngân sách khi thuê một đơn vị tư vấn hay một chuyên gia để đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình áp dụng và đánh giá BSCI sẽ quá cao đặc biệt là với những doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới. Tuy nhiên, chi phí cho việc thuê hỗ trợ bên ngoài so với những gì doanh nghiệp nhận được sẽ lớn hơn hẳn.
Nhiều người hỏi rằng nên thuê tư vấn BSCI cá nhân hay doanh nghiệp khi cá nhân sẽ rẻ hơn đáng kể. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên lựa chọn những đơn vị tư vấn BSCI uy tín để tránh tình trạng các chuyên gia “bỏ của chạy lấy người” khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng “bơ vơ”.
HI vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi, quý bạn đọc đã hiểu thêm về BSCI, Amfori BSCI cũng như các bước để đánh giá BSCI. Hi vọng rằng chuỗi bài viết sắp tới về BSCI của TQMI sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ bài viết bạn nhé. Ngoài ra, nếu có thắc mắc hoặc câu hỏi gì về BSCI, bạn có thể để lại câu hỏi cho chúng tôi và đội ngũ tư vấn viên sẽ trả lời hoặc cung cấp những bài viết phù hợp hơn với nhu cầu của bạn.